Những cảm xúc như hỉ nộ ái ố, thái độ lịch sự v.v được thể hiện qua cao độ, âm lượng, tốc độ, độ sáng, khoảng ngừng (khoảng nghỉ) của giọng nói. Việc nói với một tốc độ cố định, cũng như không có sự thay đổi đặc biệt nào về độ sáng, cũng như âm lượng của giọng nói, sẽ tạo cho người nghe cảm giác “đều đều, đơn điệu”. Khi nói câu “Thực ra tôi chính là hung thủ” một cách trôi chảy, không ngừng nghỉ, người nghe sẽ không cảm thấy được sự ngập ngừng, lưỡng lự của người nói. Nhưng khi có thêm những khoảng lặng “...” vào câu nói như “Thực ra ... tôi ... chính là hung thủ!!!”, cách nói này sẽ giúp người nghe cảm nhận rằng người nói đang cố gắng lấy hết can đảm và kiểm soát cảm xúc của mình. Tuỳ theo cách trả lời hưởng ứng theo câu chuyện của đối phương (Aizuchi), người nói có thể làm cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi hoặc cắt ngang câu chuyện của đối phương. Khi xem phim truyền hình hay phim hoạt hình (anime), chúng ta hãy quan sát cách nói chuyện giữa các nhân vật nhé!